Cơ hội việc làm khi sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế - Công nghệ Thái nguyên

CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sau khi tốt nghiệp từ Trường Đại học Kinh tế - Công nghệ Thái nguyên, các kỹ sư/ cử nhân có thể làm việc trong các lĩnh vực với từng ngành như sau:

Kỹ thuật cơ khí chế tạo

Làm các công việc kỹ thuật, gia công cơ khí, quản lý chất lượng.., tại các doanh nghiệp, xí nghiệp, các nhà máy cơ khí, các công trình công nghiệp và dân dụng…

Tư vấn, thiết kế, xây lắp, quản lý dự án tại các đơn vị thuộc lĩnh vực cơ khí.

Làm việc ở các cơ quan quản lý thuộc ngành cơ khí.

Giảng dạy các môn học thuộc ngành Kỹ thuật Cơ khí ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

Sáng tạo độc lập, nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về cơ khí ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.

Thành lập, quản lý và phát triển doanh nghiệp tư nhân.

Ngành Kỹ sư điện – điện tử:

- Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng…, tại các đơn vị thuộc lĩnh vực ngành điện và điện tử, các xí nghiệp công nghiệp, các công trình công nghiệp và dân dụng…

- Tư vấn, thiết kế, xây lắp, quản lý dự án tại các đơn vị thuộc lĩnh vực hệ thống điện, tự động hóa, điện công nghiệp, điện tử, viễn thông.

- Làm việc ở các cơ quan quản lý thuộc ngành điện hoặc điện tử.

- Giảng dạy các môn học thuộc ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

- Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Hệ thống điện, Tự động hóa, Điện Công nghiệp, Điện tử, Viễn thông ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.

- Tự phát triển doanh nghiệp tư nhân.

Ngành Công nghệ thông tin:

- Ở các vị trí là cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin;

- Có thể trở thành các lập trình viên, các nhà quản trị hệ thống, quản trị bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong bất kỳ doanh nghiệp nào;

- Có thể làm việc trong các dự án với vai trò là người quản trị dự án về công nghệ thông tin;
- Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo;

- Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau đại học ở trong nước và nước ngoài.
Cụ thể:

•    Các Cục, Vụ: Cục Công nghệ thông tin, Cục Viễn thông, Cục quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, Cục Công nghệ tin học nghiệp vụ, Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin, Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Vụ Công nghệ thông tin, Vụ Bưu chính…

•    Các Viện, Trung tâm: Viện Công nghệ thông tin, Viện Công nghệ phần mềm và nội dung số Việt Nam, Viện Nghiên cứu điện tử - tin học – tự động hóa, Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, Trung tâm Internet Việt Nam, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, các Trung tâm Thông tin trực thuộc các Bộ, Tổng cục…

•    Các Tập đoàn, Tổng công ty: Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông quân đội (VIETEL), Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL), Tập đoàn FPT … và các công ty, đơn vị trực thuộc: Công ty Điện toán và truyền số liệu, Công ty Thông tin điên tử hàng hải Việt Nam, Các Công ty Viễn thông, liên tỉnh, quốc tế, các Công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin…

•    Các phòng chức năng: Công nghệ thông tin, Bưu chính viễn thông, Quản lý công nghệ, Khoa học công nghệ, Hệ thống quản trị, An ninh mạng … trực thuộc các Sở như: Sở Thông tin và truyền thông, Bưu điện, Sở Khoa học và công nghệ… ở các tỉnh, thành phố.

Ngành Truyền thông và Mạng máy tính

- Ở các vị trí là cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin;
- Có thể trở thành các lập trình viên, các nhà quản trị hệ thống, quản trị bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong bất kỳ doanh nghiệp nào;

- Có thể làm việc trong các dự án với vai trò là người quản trị dự án về công nghệ thông tin;

- Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin và các môn học thuộc ngành Truyền thông và Mạng máy tính tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo;

- Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau đại học ở trong nước và nước ngoài.
Cụ thể:

1. Cục Công nghệ thông tin, Cục Viễn thông, Cục quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, Cục Công nghệ tin học nghiệp vụ, Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin, Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Vụ Công nghệ thông tin, Vụ Bưu chính…

2.  Viện Công nghệ thông tin, Viện Công nghệ phần mềm và nội dung số Việt Nam, Viện Nghiên cứu điện tử - tin học – tự động hóa, Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, Trung tâm Internet Việt Nam, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, các Trung tâm Thông tin trực thuộc các Bộ, Tổng cục…

3. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông quân đội (VIETEL), Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL), Tập đoàn FPT … và các công ty, đơn vị trực thuộc: Công ty Điện toán và truyền số liệu, Công ty Thông tin điên tử hàng hải Việt Nam, Các Công ty Viễn thông, liên tỉnh, quốc tế, các Công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin…

4. Công nghệ thông tin, Bưu chính viễn thông, Quản lý công nghệ, Khoa học công nghệ, Hệ thống quản trị, An ninh mạng … trực thuộc các Sở như: Sở Thông tin và truyền thông, Bưu điện, Sở Khoa học và công nghệ… ở các tỉnh, thành phố.

Ngành Kế toán, chuyên ngành kế toán doanh nghiệp công nghiệp

Do chương trình đào tạo ngành Kế toán có tính chất đặc thù cho doanh nghiệp công nghiệp nên các cử nhân (kỹ sư) Kế toán, chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp công ngiệp có thể làm việc tại nhiều vị trí trong các ngành kinh tế quốc dân, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp:

- Các truờng đại học, cao đẳng kinh tế, quản lý, kỹ thuật.

- Các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp từ trung ương đến địa phương, các ban quản lý dự án các khu công nghiệp và khu chế xuất.

- Các doanh nghiệp, các xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất công nghiệp.

- Các phòng, ban trong các doanh nghiệp, phòng quản trị sản xuất, phòng kinh doanh, phòng tiếp thị và quảng cáo ở tất cả các loại hình công ty và các tổ chức khác, với vai trò là người thực hiện trực tiếp hay người điều hành và quản lý.

Ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp công nghiệp:

Do chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh có tính chất đặc thù cho doanh nghiệp công nghiệp nên các cử nhân (kỹ sư) Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp công ngiệp có thể làm việc tại nhiều vị trí trong các ngành kinh tế quốc dân, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp:

- Các trường đại học, cao đẳng kinh tế, quản lý, kỹ thuật.

- Các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp từ trung ương đến địa phương, các ban quản lý dự án các khu công nghiệp và khu chế xuất.

- Các doanh nghiệp, các xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất công nghiệp.

- Các phòng, ban trong các doanh nghiệp, phòng quản trị sản xuất, phòng kinh doanh, phòng tiếp thị và quảng cáo ở tất cả các loại hình công ty và các tổ chức khác, với vai trò là người thực hiện trực tiếp hay người điều hành và quản lý.

Ngành Ngôn ngữ Anh

Ngôn ngữ Anh là “tiếng mẹ đẻ” của hơn 500 triệu người, ngôn ngữ thứ hai của hơn 1 tỉ dân cư, ngôn ngữ chính thức của hơn 50 quốc gia trên thế giới. Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thống trị toàn cầu. Chính vì thế dễ hiểu vì sao các bạn trẻ ngày nay chọn Ngôn ngữ Anh là ngành học cho mình. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ai cũng hiểu rõ ngành Ngôn ngữ Anh là gì? Ra trường làm gì?

Bài viết dưới đây sẽ giúp cho những bạn đang mong muốn theo đuổi ngành Ngôn ngữ Anh giải tỏa được mối bận tâm chính đáng này. "Ngành Ngôn ngữ Anh là gì? Ra trường làm gì?", chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời nhé!

Ngành Ngôn ngữ Anh là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Ngôn ngữ Anh là ngành học nghiên cứu, sử dụng tiếng Anh – loại ngôn ngữ số 1 thế giới để sinh viên làm chủ và sử dụng tiếng Anh thành thạo; đồng thời sinh viên cũng được trang bị thêm các kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính ngân hàng, nhà hàng khách sạn, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế,… để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. 

Ngôn ngữ Anh là ngành học nghiên cứu, sử dụng Tiếng Anh

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh sẽ được học những kiến thức chung và chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hóa và văn học, đất nước – con người không chỉ của quốc gia sản sinh ra tiếng Anh mà của cả các quốc gia nói Tiếng Anh. Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Anh sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phân tích, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm; phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh.

Học ngành Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?

Sinh viên Ngôn ngữ Anh luôn có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, hoặc thậm chí là một “công việc toàn cầu”. Đặc biệt với việc Việt Nam ký Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, tham gia hiệp định tự do mậu dịch với Châu Âu và Hàn Quốc, Cộng đồng kinh tế ASEAN đã chính thức vận hành thì cơ hội nghề nghiệp đối với các cử nhân tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh luôn luôn rộng mở.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, Ngôn ngữ Anh là ngành học được ưa chuộng vì thị trường lao động Việt Nam bao giờ cũng cần rất nhiều những người giỏi ngoại ngữ, vững kiến thức văn hóa – xã hội và thạo kỹ năng làm việc.

Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc

Ngôn ngữ Hàn Quốc học là gì?

Ngôn ngữ Hàn Quốc là ngành đào tạo cho các bạn hiểu, biết về tiếng Hàn và con người, văn hoá đất nước Hàn Quốc. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc là ngành học nghiên cứu, sử dụng tiếng Hàn trên nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch và văn hóa, phong tục... của xứ sở kim chi. Ngôn ngữ Hàn Quốc là ngôn ngữ nằm trong top 10 thế giới về số lượng người sử dụng và cũng là một trong những thứ tiếng được đông đảo người nước ngoài đánh giá cao mỗi khi lựa chọn ngoại ngữ thứ 2, thứ 3. ​

Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc học những gì?

Sinh viên theo học Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc để sử dụng bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Hàn thành thạo, lưu loát. Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị những kiến thức bổ trợ về lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, con người,… nhằm hỗ trợ tối đa cho môi trường làm việc sử dụng tiếng Hàn.​

Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình trước đám đông,… nhằm để các bạn làm quen trước với phong cách làm việc của người Hàn và môi trường làm việc của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Tại Trường Đai học Việt Bắc sinh viên được học trực tiếp với giảng viên người Hàn Quốc, sau khi ra trường sinh viên hoàn toàn tự tin hòa nhập vào môi trường làm việc hiện đại, năng động, chủ động của người Hàn Quốc.

Học Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc ra trường làm gì? Làm ở đâu?

- Phiên dịch cho các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn liên doanh. Công việc cụ thể là soạn thảo văn bản, dịch thuật tiếng Việt - Hàn Quốc hay Hàn Quốc sang tiếng Việt cho lãnh đạo.

- Biên dịch sách, báo, tranh ảnh cho các nhà xuất bản, nhà phát hành sách, truyện tranh; hay biên dịch tại các công ty cần dịch văn bản, viết văn bản bằng tiếng Hàn.

- Chuyên viên Marketing: Chuyên nghiên cứu về kinh tế, chính trị, đời sống, thương mại ở Hàn Quốc, sau đó viết bài lên website công ty, Quản trị Fanpage, Blog bằng tiếng Hàn Quốc cho công ty, doanh nghiệp.

- Quản lý khách sạn, nhà hàng lễ tân của người Hàn Quốc hay những địa điểm chuyên phục vụ người Hàn Quốc.

- Trợ lý, thư ký: Tham gia đàm phán, kí kết hợp tác, thương lượng giải quyết vấn đề, chủ trì hội nghị cho các lãnh đạo người Hàn Quốc.

- Hướng dẫn viên du lịch tại các khu du lịch có du khách nước ngoài hay làm trong công ty du lịch lớn đón tiếp du khách Hàn Quốc, thực hiện các chuyến du lịch Hàn Quốc.

- Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm ngoại ngữ đào tạo tiếng Hàn Quốc; hoặc mở lớp dạy thêm cho các sinh viên học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc.

Học Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?

Để học tốt Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau: Siêng năng, kiên trì, chăm chỉ; có trí nhớ tốt; năng động, nhanh nhẹn, tự tin; thích tìm hiểu, khám phá văn hóa; có thiên hướng về các ngành khoa học xã hội; có năng khiếu về ngoại ngữ; thích giao tiếp với nhiều người; yêu thích ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc,...